Đái tháo đường thai kỳ thường gặp ở những tháng cuối thai kỳ

Những biểu hiện và cách nhận biết bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường còn được gọi là bệnh đái tháo đường, đây là bệnh mạn tính cần có sự hỗ trợ điều trị liên tục và đúng hướng để bệnh nhân giảm bớt sự khó chịu trong khoảng thời gian điều trị bệnh. Vậy làm sao để nhận ra những dấu hiệu và cách nhận biết bệnh tiểu đường sớm nhất? Bạn có thể tham khảo những chia sẻ dưới đây để biết được chi tiết.

Bệnh tiểu đường là gì?

Chúng ta đã quá quen với tên gọi bệnh tiểu đường, vậy thực chất bệnh tiểu đường được xác định ra sao? Đây là tình trạng bệnh rối loạn chuyển hóa, lượng đường huyết trong người tăng lên cao hơn so với mức trung bình. Lý do cho việc tăng đường huyết là do cơ thể bạn không có sự ổn định về nồng độ insulin.

Và khi mắc bệnh tiểu đường, hướng điều trị được đưa ra thường là cách để bạn kiểm soát lượng đường trong máu nhầm lấy lại mức độ an toàn và bình thường. Bệnh tiểu đường thường gây ra những khó chịu trong cơ thể, hành trình điều trị không quá khó khăn nhưng cần sự kiên trì tuyệt đối để bạn có thể kiểm soát được lượng đường huyết tốt nhất.

Bệnh tiểu đường được phân nhánh thành nhiều loại khác nhau để có phác đồ điều trị phù hợp cho từng đối tượng bị đái tháo đường.

Bệnh đái tháo đường cần cung cấp thêm insulin
Bệnh đái tháo đường cần cung cấp thêm insulin

Các loại bệnh tiểu đường thường gặp

Mỗi loại bệnh tiểu đường thường có cách nhận biết riêng, thường chúng ta sẽ gặp những loại sau:  Đái tháo đường ở dạng typ1, đái tháo đường ở dạng typ 2, bệnh tiểu đường thai kỳ và cuối cùng là bệnh tiểu đường thứ phát.

Bệnh tiểu đường hiện nay đang dần có sự trẻ hóa, có thể là do môi trường sống bị thay đổi, cách ăn uống, sinh hoạt của người trẻ không có khoa học. Và rất có thể do tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng lên, đã khiến người trẻ gặp nhiều tình trạng về bệnh đái tháo đường hơn.

Để có thể điều trị kịp thời, bạn nên quan tâm đến cơ thể mình nhiều hơn, lắng nghe những khác biệt gần đây và xem xét chúng với những biểu hiện cơ bản về bệnh tiểu đường để có thể đến bệnh viện kiểm tra chính xác hơn. Bệnh tiểu đường không nguy hiểm nhưng những biến chứng mà chúng gây ra rất có thể khiến cơ thể bạn bị mất sức, hậu quả nặng hơn nếu không được điều trị kịp thời.

Biểu hiện và cách nhận biết bệnh tiểu đường

Thực tế, những biểu hiện về bệnh đái tháo đường thường diễn ra nhẹ, có thể không có dấu hiệu gì quá nghiêm trọng, chính bản thân bạn đôi khi cũng không nhận ra được cơ thể của mình đang mắc phải bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, đối với bệnh tiểu đường có biến chứng, chúng thường có những biểu hiện rõ rệt, và khi đó bạn cần tìm đến bác sĩ để có can thiệp nhanh và hiệu quả.

Biểu hiện của bệnh đái tháo đường typ 1

Đây được xem là loại tiểu đường có biểu hiện vô cùng rõ ràng và nhanh chóng với 4 dấu hiệu cơ bản như sau:

  • Cơ thể bị đói và cảm giác mệt thường xuyên: Dù bạn đã nạp được thức ăn vào cơ thể nhưng tình trạng đói vẫn xảy ra bất thường, thì đây là biểu hiện của bệnh tiểu đường typ 1. Cơ thể chúng ta cần một lượng insulin để hấp thụ glucose theo cơ chế hoạt động bình thường, nhưng nếu cơ thể bạn không thể tạo ra loại insulin cần thiết, hoặc cơ thể bạn kháng insulin glucose không được hấp thụ và cơ thể bạn không đủ năng lượng hoạt động. Dù là những hoạt động nhỏ bạn cũng cảm thấy vô cùng mất sức và mệt.
  • Số lần đi tiểu nhiều và luôn cảm thấy khát nước: Chúng ta có thể dựa vào biểu hiện của việc đi tiểu để có được những xem xét về bệnh tiểu đường. Trung bình một ngày, chúng ta cung cấp cho cơ thể từ 1,5l – 2l nước, với những người hoạt động nhiều, lượng nước có thể thay đổi. Nhưng khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn thường bị tác động ngược từ thận. Lượng nước cung cấp vào dù lớn hay nhỏ, bạn cũng rơi vào tình trạng đi tiểu  nhiều. Bời vì, lượng đường bình thường cần thông qua thận để tái hấp thụ, nhưng khi bị tiểu đường, lượng đường trong máu quá cao, thận không thể đưa hết lượng đường đó lại. Cơ thể lúc này cần thải ra nhiều nước hơn. Bạn dần rơi vào tình trạng mất nước, nên vì thế bạn có cảm giác khát và buộc phải bổ sung thêm nước cho cơ thể.
Cơ thể mệt mỏi và cảm giác mất sức
Cơ thể mệt mỏi và cảm giác mất sức
  • Miệng bị khô và ngứa da. Tình trạng khô miệng cũng từ sự mất nước trong cơ thể mà ra. Vì bạn cần đào thải nhiều nước khi đi tiểu, nên lượng nước cần cho cả cơ thể luôn trong tình trạng thiếu. Làn da không có được độ ẩm thích sẽ bị khô, ngứa châm chích.
  • Sút cân: Mặc dù bạn đã cung cấp khá nhiều thực phẩm cho cơ thể, nhưng thực tế chúng đã bị đào thải, và lượng chất đường cần cho hoạt động tuần hoàn không hề được hấp thụ, chính vì thế, cơ thể bạn đang cố gắng hoạt động hết công suất mà không giữ được dinh dưỡng.
  • Thị lực bị giảm đi đáng kể. Bệnh đái tháo đường có thể khiến phần tròng kính của mắt bị sưng, từ đó tầm mắt của bạn có thể bị hạn chế, mờ dần, thị lực yếu đi nhanh chóng.

Với những biểu hiện này, nếu có, bạn cần thăm khám y tế nhanh chóng để giúp cơ thể tìm ra được nguyên nhân chính xác. Bệnh tiểu đường luôn gây những mệt mỏi và khó chịu cho bệnh nhân, vì thế, đừng chần chừ, hãy liên hệ cơ sở y tế gần nhất để tìm được hướng điều trị phù hợp nhé.

Biểu hiện của bệnh đái tháo đường typ 2

Loại tiểu đường này thường không có triệu chứng rõ rệt như biểu hiện của bệnh đái tháo đường typ 1. Chúng có thể diễn ra cực kỳ thầm lặng, chậm chạp. Đôi khi bệnh nhân có thể phát hiện ra bệnh khi kiểm tra lượng đường, hoặc thực hiện những xét nghiệm liên quan đến những vết thương có biểu hiện lâu lành. Chuẩn đoán bệnh đái tháo đường typ 2, thường được thông báo sau khi thực hiện những xét nghiệm thông qua một vài biểu hiện sau:

  • Cơ thể bị nhiễm trùng nấm. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng nấm trên da, nhưng với số lượng phát triển nấm nhiều ở những đường nếp gấp của da, những nơi kín như bộ phận sinh dục, kẻ tay, kẻ chân, những nơi thường có độ ẩm cao. Và viêm nhiễm nấm bạn có thể đến da liễu nhưng nếu được hãy thử xét nghiệm máu để có thể tìm ra được nguyên nhân chính nhé.
  • Vết thương lâu lành: Một trong những nguyên nhân bạn hoàn toàn có thể ý thức và nhận ra được tình trạng bệnh đó là căn cứ vào vết thương hở. Khi bị bệnh tiểu đường, máu trong cơ thể bạn có thể bị thay đổi lưu lượng, chúng có ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh và khiến cho các vết thương của bạn không có cơ chế hồi phục tốt, lâu lành và có thể có thêm những biến chứng nguy hiểm khác.
Cẩn trọng với những vết thương lâu lành
Cẩn trọng với những vết thương lâu lành

Bệnh đái tháo đường thai kỳ

Với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai có thể gặp phải tình trạng đái tháo đường. Bệnh lý này thường không quá nghiêm trọng vì chúng luôn được tầm soát trong lần kiểm tra thai cho người mẹ. Đái tháo đường thai kỳ thường không kéo dài, nếu người mẹ phát hiện sớm, sẽ được điều trị kịp thời và khỏi bệnh tiểu đường nhanh hơn.

Nhìn chung đái tháo đường thai kỳ không có quá nhiều biểu hiện lớn, mẹ đang mang thai cũng không nên quá lo lắng, vì với những lần kiểm tra thai định kỳ, các bác sĩ luôn yêu cầu những xét nghiệm phù hợp. Tiểu đường sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình mang thai cho cả mẹ và bé, vì thể, bạn sẽ được thông báo về bệnh lý tiểu đường thai kỳ trong thời gian sớm nhất, và hoàn toàn có thể hết sau khi sinh em bé.

Đái tháo đường thai kỳ thường gặp ở những tháng cuối thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ thường gặp ở những tháng cuối thai kỳ

Bệnh đái tháo đường thứ phát

Tình trạng bệnh tiểu đường thứ phát thường xuất hiện khi bạn sử dụng thuốc điều trị về bệnh khác nhưng tác dụng phụ của các loại thuốc đó lại gây ra tình trạng tiểu đường. Về loại tiểu đường này, có thể chuẩn đoán khi bạn kiểm tra xét nghiệm, hướng điều trị tùy thuộc vào tình trạng tiểu đường cụ thể.

Cách chữa trị bệnh tiểu đường

Bệnh đái tháo đường không phải là căn bệnh quá nghiêm trọng. Điều cần thiết là bạn phát hiện sớm, bác sĩ sẽ có cách can thiệp kịp thời và bạn không phải chịu đựng quá nhiều khổ sở với căn bệnh tiểu đường này.

Thực tế, điều trị đái tháo đường có nhiều phương pháp, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Với trường hợp của bệnh đái tháo đường typ 1, cơ thể bạn không dung nạp được insulin thì bạn phải bổ sung insulin theo dạng thuốc uống hoặc cách tiêm thuốc trong suốt quãng đời còn lại.

Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học nhiều chất xơ để cung cấp đủ sức đề kháng cho cơ thể. Đa số cách điều trị bệnh tiểu đường thường xoáy sâu vào việc điều chỉnh khẩu phần ăn sao cho hợp lý. Hạn chế những món ăn có thể khiến lượng đường trong cơ thể bạn tăng lên. Kiểm soát đường thực sự khá khó với người bệnh tiểu đường, vì thế bạn cần sự kiên trì, phối hợp tốt với các bác sĩ để có thể nhanh chóng lấy lại mức đường ổn định.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học

Vận động phù hợp để cơ thể có được sự dẻo dai, bền bỉ, tiếp sức cho hành trình sống chung với bệnh tiểu đường. Mặc dù, bệnh đái tháo đường luôn gây ra những cơn mệt mỏi cho người bệnh, nhưng bạn vẫn có thể cố gắng thực hiện những động tác đơn giản, dễ làm mỗi ngày nhé.

Bạn có thể bổ sung các thực phẩm chức năng để cơ thể có thêm những chất bổ giúp cơ thể lấy lại được sự cân bằng trong quá trình điều trị

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh tiểu đường, những biểu hiện và cách nhận biết bệnh tiểu đường. Mong rằng sau bài viết bạn sẽ có cơ sở xem xét những biểu hiện mình có để nhận ra được những biểu hiện của bệnh tiểu đường. Và hơn hết, chúng tôi chỉ đưa ra những chia sẻ xung quanh bệnh, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra chi tiết và chính xác hơn nhé.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shopping Cart
0906 907 927