Người bệnh tiểu đường nên bổ sung các loại hoa quả tươi

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn gì là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Việc nghiên cứu tìm hiểu chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát được lượng đường trong máu. Giữ đường huyết ở mức ổn định sẽ hạn chế được những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Vậy cụ thể đâu là những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn và không nên ăn? Hãy cùng đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

Người mắc bệnh tiểu đường sẽ xuất hiện lượng đường huyết cao
Người mắc bệnh tiểu đường sẽ xuất hiện lượng đường huyết cao

Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường

Để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh tiểu đường cần hiểu rõ các loại thực phẩm có tác động thế nào với đường huyết trong cơ thể:

  • Tinh bột và đường thường có trong các loại ngũ cốc, bánh mì, sữa, đồ ngọt, trái cây và rau củ có chứa tinh bột. Các chất bột đường có trong những loại thức ăn này sẽ chuyển hóa thành đường trong máu nhanh hơn rất nhiều so với những loại thức ăn khác, tiềm ẩn nguy cơ gây tăng đường huyết
  • Đạm và chất béo không ảnh hưởng trực tiếp lên lượng đường huyết trong máu nhưng cũng cần được kiểm soát chặt chẽ. Người mắc bệnh tiểu đường nên tiêu thụ đam và chất béo vừa đủ để không tăng calo và cân nặng, giúp sức khỏe luôn ổn định
  • Để kiểm soát hiệu quả lượng đường huyết trong máu, người mắc bệnh tiểu đường nên thường xuyên kiểm tra lượng đường, bột có trong khẩu phần ăn thường ngày, cả bữa chính và bữa phụ. Do các thực phẩm giàu tinh bột sẽ gây tác động xấu đến đường huyết.

Chế độ dinh dưỡng – bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn gì? Theo tư vấn của các bác sĩ, bệnh tiểu đường là căn bệnh cần có sự kiểm soát chặt chẽ trong khẩu phần ăn. Để bảo vệ sức khỏe trong chế độ dinh dưỡng của người mắc bệnh tiểu đường nên có 50% rau củ không tinh bột và 50% những thực phẩm khác tốt cho sức khỏe như ngũ cốc nguyên cám, thịt nạc, các loại hạt, đậu, sữa ít béo, trái cây tươi.

Người bệnh tiểu đường nên bổ sung các loại hoa quả tươi
Người bệnh tiểu đường nên bổ sung các loại hoa quả tươi

Chế độ ăn của người tiểu đường cần nghiêm túc hạn chế tối đa đường và tinh bột chuyển hóa trong khẩu phần ăn hàng ngày bao gồm kẹo cứng, các thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn, đồ ăn nhanh… Do các chất làm ngọt nhân tạo trong các thức ăn này có khả năng làm thay đổi lượng đường huyết trong máu.

Bổ sung thực phẩm giàu protein

Dinh dưỡng cho người tiểu đường được khuyến khích tăng cường thực phẩm giàu protein. Theo ADA – Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ thì thịt nạc chứa nhiều chất đạm, ít chất béo bão hòa rất thích hợp nạp vào cơ thể người mắc bệnh tiểu đường. Nếu người bệnh tiểu đường có thói quen ăn chay, có thể bổ sung đạm thông qua các loại quả hạch, đậu phụ. Tuy nhiên chỉ nên ở một lượng vừa đủ vì các loại thực phẩm này vẫn chứa nhiều chất béo và calo. Thực phẩm giàu đạm có khả năng cung cấp năng lượng tốt và giúp hỗ trợ giảm cân nếu nạp với lượng thích hợp.

Cụ thể các nguồn bổ sung chất đạm nên và không nên trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường gồm

Nên ăn

  • Cá béo như cá trích, cá hồi
  • Gà tây, gà ta (không da)
  • Các loại đậu, cây họ đậu
  • Sữa chua không đường tách béo
  • Các loại hạt tươi như hạnh nhân, óc chó (ăn theo chế độ thích hợp)
  • Trứng
  • Đậu phụ

Không nên

  • Các món thịt như thịt nguội, xúc xích, giò dăm bông, bò nướng, gà nướng, hotdog, lạp xưởng, thịt bò khô, thịt heo xông khói
  • Các loại hạt tẩm gia vị như hướng dương, hạt điều
  • Các thức ăn nướng ướp mật ong, ướp cay
  • Đồ uống đóng chai, có ga

Loại ngũ cốc phù hợp

Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn gì? Có cần kiêng hoàn toàn các thực phẩm chứa đường, bột không? Câu trả lời là không. Người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn các loại ngũ cốc nguyên cám do trong thực phẩm này có chứa vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Đặc biệt là chất xơ có trong ngũ có có lợi cho tiêu hóa và hạn chế đường huyết tăng cao. Ngoài ra chất xơ còn mang lại cảm giác no lâu, giúp cơ thể no lâu và không cần ăn thêm những món ăn vặt khác.

Bổ sung một số loại ngũ cốc nguyên cám để nâng cao sức khỏe
Bổ sung một số loại ngũ cốc nguyên cám để nâng cao sức khỏe

Tuy nhiên trong ngũ cốc bánh mì hay một số sản phẩm ngũ cốc đóng gói được bán trên thị trường hiện nay đã được tẩm gia vị. Đối với các thực phẩm này cần phải hạn chế sử dụng nếu không người mắc bệnh tiểu đường rất dễ tăng đường huyết. Bên cạnh đó, cần lưu ý bột mù sau khi được tinh chế sẽ không chứa nhiều dưỡng chất như ngũ cốc nguyên hạt.

Nếu muốn giữ lượng đường huyết ở mức ổn định, tránh những biến chứng tiểu đường cần lưu ý, tính khẩu phần ăn để nạp vào cơ thể lượng ngũ cố vừa đủ

Nên ăn (theo khẩu phần)

  • Các loại gạo hữu cơ, các loại gạo lứt
  • Hạt diêm mạch
  • Bánh mì ngũ cốc nguyên cám
  • Mì, nui từ ngũ cốc nguyên hạt
  • Ngũ cốc nguyên hạt ăn liền

Không nên ăn

  • Bánh mì
  • Bánh ngọt
  • Ngũ cốc có đường
  • Gạo thường
  • Các loại mì, nui

Sản phẩm từ sữa cho người bệnh tiểu đường

Các sản phẩm từ sữa có thể gây nhiều tác động không tốt lên cơ thể như gây tăng cân, béo phì đã mắc bệnh tiền tiểu đường sẽ phát triển nhanh chóng thành bệnh hoặc gây ra nhiều biến chứng tiểu đường. Tuy vậy, khi lên thực đơn khẩu phần ăn cho người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể sử dụng các sản phẩm từ sữa và sữa tách béo để hạn chế lượng calo cũng như chất béo bão hòa nạp vào cơ thể. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn gì từ sữa?

Nên ăn

  • Sữa tách béo
  • Sữa chua không đường tách béo
  • Phomai dạng đặc ít muối tách béo
  • Phomai tách béo 1 phần
  • Sữa chua không đường
  • Sữa chua lên men tách béo

Không nên ăn

  • Sữa nguyên béo
  • Socola trắng và các loại kẹo, bánh từ socola
  • Phomai nguyên béo
  • Sữa chua có đường
  • Sữa chua nguyên béo
Người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn sữa chua nguyên béo
Người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn sữa chua nguyên béo

Rau củ cho người bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường cũng như người bình thường đều cần bổ sung các loại rau củ. Do rau củ là nguồn thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin và chất xơ dồi dào. Đặc biệt trong rau củ thường có rất ít hoặc không có tinh bột nên vô cùng thích hợp với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên các loại rau củ đông lạnh hoặc đã được đóng hộp trong đó thường có muối vì thế cần nạp với lượng vừa phải để tránh tăng huyết áp. Khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường cần có ít nhất 50% là các loại rau củ tinh bột.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn gì với các loại rau củ? Dưới đây là một số loại rau củ người tiểu đường nên ăn và những loại cần tránh.

Nên ăn

  • Các loại rau lá xanh sẫm như cải bó xôi, cải xoăn, rau họ cải, bông cải
  • Dưa chuột
  • Củ đậu
  • Bắp cải brussel
  • Hành, tiêu
  • Tâm hoa atiso

Không nên ăn

  • Ngô
  • Khoai tây
  • Khoai lang
  • Khoai mỡ
  • Đậu hà lan
  • Củ cải đường

Loại trái cây dành cho người mắc bệnh tiểu đường

Hoa quả trái cây rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên không phải loại trái cây nào cũng tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Có nhiều loại trái cây vẫn chứa tinh bột và đường có thể gây hại cho sức khỏe của những người mắc bệnh tiểu đường.

Người tiểu đường khi ăn các loại trái cây cũng cần lưu ý tránh loại chứa nhiều đường
Người tiểu đường khi ăn các loại trái cây cũng cần lưu ý tránh loại chứa nhiều đường

Nếu biết lựa chọn loại trái cây phù hợp sẽ rất tốt nếu xuất hiện trong khẩu phần ăn cho bệnh nhân tiểu đường. Không chỉ giàu chất chống oxy hóa, các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp no lâu ngoài ra còn có thể dùng để thay thế các món ăn vặt có hại cho sức khỏe.

Cũng giống với các loại ngũ cốc nguyên hạt, nên kiểm tra và tính toán lượng tinh bột và đường có trong các loại trái cây để tránh hấp thụ quá nhiều. Thông thường trong một miếng trái cây tươi hoặc trái cây đông lạnh đóng hộp sẽ có khoảng 15g tinh bột

Lưu ý trái cây khô cũng không phải là lựa chọn phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường vì sau khi trái cây tách nước, chất dinh dưỡng còn lại sẽ không đủ như trái cây tươi. Trái cây đóng hộp thường được cho thêm đường vì vậy bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế sử dụng. Sử dụng nước ép hoa quả cũng không giữ hàm lượng chất xơ như trái cây tươi.

Tuy nhiên bệnh tiểu đường vẫn có thể uống các loại trái cây tươi ép không thêm đường. Nên ăn kèm hoa quả tươi, nước ép hoa quả với các món có chất đạm như sữa chua không đường, bơ hạt…. Nhìn chung các loại quả người tiểu đường nên ăn và không nên ăn:

Nên ăn

  • Các loại dây như việt quất, dâu tây
  • Táo, đào, lê nguyên vỏ
  • Cherry, cam, kiwi, chuối, nho
  • Các loại dưa

Không nên ăn

  • Trái cây sấy khô đóng gói
  • Nước trái cây đóng chai
  • Trái cây tẩm đường
Người tiểu đường cần tránh ăn trái cây sấy khô
Người tiểu đường cần tránh ăn trái cây sấy khô

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng trên, bệnh nhân tiểu đường nên có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ, đặc biệt nên sử dụng các loại thực phẩm dành riêng cho người mắc bệnh tiểu đường. Tại Diazbete, các sản phẩm hỗ trợ đường huyết cho các bệnh nhân tiểu đường. Các sản phẩm được Diazbete cung cấp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được chứng nhận an toàn của bộ Y tế vì thế khách hàng có thể yên tâm sử dụng. Đây là các sản phẩm giúp ổn định đường huyết, tăng cao sức đề kháng và sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường.

Trên đây là những chia sẻ, giúp mọi người giải đáp thắc mắc “Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn gì? Bệnh nhân tiểu đường là đối tượng cần được quan tâm đặc biệt về chế độ ăn để hạn chế những biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra. Để chung sống “hòa thuận” với căn bệnh tiểu đường, không chỉ người mắc bệnh tiểu đường, những người thân bên cạnh cũng cần thường xuyên quan tâm và hỗ trợ người bệnh trong quá trình cung cấp các chất dinh dưỡng. Hãy luôn chú ý bảo vệ sức khỏe bằng các có chế độ ăn phù hợp, sử dụng thực phẩm an toàn và các sản phẩm dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shopping Cart
0906 907 927