Có nhiều nguyên nhân gây ra tiểu đường

Tìm hiểu về bệnh tiểu đường và cách điều trị

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là bệnh phổ biến có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Đáng nói hơn, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách bệnh tiểu đường sẽ dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Trong bài viết này, Diazbete sẽ giới thiệu tổng thể về bệnh tiểu đường và cách điều trị để bạn đọc nắm rõ.

tiểu đường là bệnh phổ biến ở Việt Nam và thế giới
tiểu đường là bệnh phổ biến ở Việt Nam và thế giới

Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Theo thống kế từ Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2019 toàn thế giới có 463 triệu người (trong độ tuổi 20-79)  bị đái tháo đường và có tới 4 triệu người tử vong liên quan đến bệnh này. Dự đoán đến năm 2030 sẽ tăng lên 578 triệu, năm 2045 tăng lên 700 triệu. Như vậy, cứ khoảng 10 người lớn sẽ có 1 người bị tiểu đường và đáng nói hơn 1 nửa trong số họ chưa được chẩn đoán, điều trị.

Khái niệm

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa hàm lượng đường trong máu cao hơn bình thường.

Khi cơ thể không tiết đủ insulin hoặc đề kháng với insulin sẽ làm rối loạn chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng. Lúc này khi cơ thể người bệnh nạp thức ăn vào nhưng lại không thể chuyển hóa các chất bột đường trong đó thành năng lượng. Điều này dẫn đến tích đường trong máu và hiện tượng này kéo dài sẽ khiến đường tích tụ trong máu. Và như vậy sẽ có nhiều nguy cơ về tim mạch và tổn thương nhiều bộ phận như thần kinh, mắt, thận  cũng như gây ra nhiều bệnh.

Bệnh tiểu đường có 2 thể chính:

Tiểu đường tuýp 1: thể bệnh này là do lượng insulin lưu hành trong máu ít hơn yêu cầu nên không điều hòa được lượng đường trong máu. Nguyên nhân là do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy nên sẽ làm giảm tiết insulin hoặc không tiết ra insulin.

Bênh tuýp 1 chủ yếu xảy ra ở trẻ em và người trẻ dưới 20 tuổi và chiếm tỷ lệ khoảng 5-10 % tổng số bệnh nhân. Thể này triệu chứng xảy ra đột ngột và tiến triển nhanh.

Tiểu đường túyp 2: chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi. Với tuýp này insulin do tuyến tụy tiết vẫn đủ về số lượng nhưng lại giảm hoặc không thực hiện được vai trò điều hòa được trong máu. Nguyên nhân là do chức năng của tế bào beta tuyến tụy đã giảm chức năng .Tiểu đường tuýt 2 chiếm 90-95 % tổng số ca bệnh.

Ngoài hai thể chính trên còn có tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai. Và có hiện tượng tiền tiểu đường tức giai đoạn trung gian giữa người bình thường và người bị bệnh

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Với tiểu đường túyp 1 nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch tấn công là phá hủy các tế bảo sản xuất ra chất insulin. Do vậy cơ thể ta mới không có hoặc thiếu insulin dẫn đến các hệ quả nêu trên. Nó được cho là  do di truyền tức khi thành viên trong gia đình mắc thì nguy cơ mắc cao hơn hoặc cá yếu tố môi trường gây ra cũng có thể là do phơi nhiều vius.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tiểu đường
Có nhiều nguyên nhân gây ra tiểu đường

Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn chưa rõ. Nhiều người cho rằng nó có thể là do yếu tố di truyền và môi trường. Ngoài ra một số nguy cơ khác như:

  • Người có tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch
  • Người bị tăng huyết áp.
  • Người lười vận động
  • Người béo phì, thừa cân
  • Phụ nữ bị rối loạn dung nạp đường hoặc rối loạn đường huyết đói
  • Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang

Dấu hiệu bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường, nhất là tuýp 2, triệu chúng thường khác nhau đôi khi là không có. Vì thế người bệnh khó phá hiện. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến:

Triệu chúng của tiểu đường tuýp 1:

Như đã nói ở trên trên triệu chứng của tuýp 1 diễn biến nhanh có thể chỉ trong vài ngày với các dấu hiệu:

– Cảm thấy đói và mệt do cơ thể không có đủ insulin để chuyển thực phẩm thành glucose khiến có thể thiếu năng lượng và lúc này chúng ta sẽ thấy mệt, đói.

Dấu hiệu của tiểu đường túy 2 thường âm thầm không rõ ràng
Dấu hiệu của tiểu đường túy 2 thường âm thầm không rõ ràng

– Đi tiểu nhiều và khát nước: thông thường 1 ngày chúng ta đi tiêểu 4-7 lần nhưng với người bệnh này sẽ đi tiểu nhiều hơn do lượng đường trong máu cao nên thận không tái hấp thu glucose lại như thông thường. Do đó nó sẽ được thải qua đường tiểu và kéo theo nước tiểu và cơ thể sẽ tạo nhiều nước tiểu hơn dẫn đến chúng ta đi tiểu nhiểu. Lúc này, cơ thể mất nước và thấy khát.

– Khô miệng, ngứa: khi cơ thể mất nước sẽ làm miệng bị khô và da cũng khô hơn

– Giảm cân dó mất nước, do ly giải mô mỡ, mô cơ.

Triệu chúng của tiểu đường tuýp 2:

Thể này triệu chứng âm thầm, phát triển trong nhiều năm, các triệu chứng không rõ ràng khó phát hiện. Nhiều người do vô tình thăm khám mới biết. Do vậy, khi thấy một số dấu hiệu ghi ngờ cần đi khám:

– Nhiễm trùng nấm men: Do nấm mem ăn glucozo vì thể ở đâu tập trung nhiều chất này là hay có nấm men. Bạn có thể thấy nấm ở nếp gấp da hay ngon tay, chân, ngực hay ở cơ quan sinh dục.

– Vết thương chậm lành do đường trong máu cao sẽ làm tổn thương hệ thần kinh nên vết thương lâu lành . Ngoài ra bạn có thể thấy đau, tê chân.

– Xuất hiện vùng da sậm màu ở da và cổ hay nhiễm trùng thường xuyên

Người bị tiểu đường tuýp 2 cũng có các triệu chứng như tuýp 1 tuy nhiên không điển hình bằng

Để chẩn đoán chính xác bạn cần đến cơ sở y tế và thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ. Đây là bệnh phổ biến nhưng có nhiều biến chứng nguy hiểm nên khi gặp các triệu chứng trên chúng ta cần thăm khám kịp thời

Biến chứng của tiểu đường vô cùng nguy hiểm
Biến chứng của tiểu đường vô cùng nguy hiểm

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Là bệnh phổ biến nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh:

– Mạch máu: phổ biến nhất là gây vữa xơ động mạch, tổn thương mạch máu lớn dẫn đến bị nhồi máu cơ tim, tắc mạch gây hoại tử. Ngoài ra, khi các mạch máu nhỏ bị tổn hại có thể ảnh hưởng nhiều cơ quan như thận, tiết niệu, võng mạc mắt dẫn đến suy thận, mù lòa nếu không được điều trị.
– Não: tiểu đường làm tắc mạch máu não đây là nguyên nhân gây nhũn não hoặc xuất huyết não.
– Hệ hô hấp: người bị tiểu đường dễ bội nhiễm nên hay bị viêm phổi, viêm phế.
-Hệ tiêu hoá: Người bệnh không điều trị dễ dẫn đến viêm quanh răng, viêm loét dạ dày, rối loạn chức năng gan, tiêu chảy.
– Thận, tiết niệu: Dễ dẫn đến  suy tiểu cầu thận, viêm bể thận cấp tính hoặc mạn tính và nhiều biêns chứng khác
– Thần kinh: khiến người bện thấy đau, rát cảm giác như có kiến bỏ thậm chí dẫn  đến  teo cơ …
–  Mắt: Tiểu đường gây suy giảm thị lực- biến chứng này rất thường gặp

– Da: Ngứa ngoài da, thường hay bị mụn nhọt, lòng bàn tay, bàn chân có ánh vàng….

Cần kiên trì khi điều trị tiểu đường
Cần kiên trì khi điều trị tiểu đường

Cách điều trị bệnh tiểu đường phổ biến

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh tiểu đường. Trong đó, cách tốt nhất là thiết lập chế độ ăn uống, thể dục hợp lý và có thể kết hợp dùng thuốc. Cụ thể như sau:

Với tiểu đường tuýp 1 thì bệnh nhân được chỉ định sẽ sử dụng dùng insulin trong suốt thời gian còn lại vì có htể không tiết insulin nữa

Với tiểu đường tuýp 2 chúng ta sẽ kết hợp nhiều biện pháp”

– Giảm cân: giảm cân sẽ làm giảm lượng đường trong máu. Với cách này chúng ta  sẽ cố gắng giảm 5-10 % trọng lượng cơ thể và lý tưởng nhất là 7%. Cách giảm cân đơn giản nhất là ăn các thực phẩm lạnh mạnh và khống chế khầu phần ăn.

– Ăn uống lạnh mạnh : với người tiểu đường cần chú ý một số điểm như sử dụng ít calo hơn, ít đồ ngọt hơn, ít thực phẩm chứa chất béo bão hòa và nên ăn nhiều rau, trái cây sử dụng nhiều thực phẩm có chất xơ… Để có chế độ ăn phù hợp hãy tìm đến các chuyên gia dinh dưỡng né.

– Tập thể dục thường xuyên: Bạn có thể lựa chọn một bộ môn mà mình yêu thích như đi bộ, bơi lội, đạp xe… và điều quan trọng là biến nó thành thói quen hàng ngày. Mỗi ngày dành 30 phúp đến 1 tiếng để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng kiểm tra lượng đường trước khi tham gia các hoạt động hoặc ăn nhẹ để đảm bảo cơ thể đủ năng lượng.

– Theo dõi đường trong máu: Bạn nên kiểm tra và ghi lại đầy đủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về tần suất kiểm tra để thực hiện.

– Thưốc điều trị hoặc liệu pháp insulin: Một số người phải dùng đến những thứ này nhưng hãy nhớ chỉ uống khi có bác sĩ chỉ định không được tự ý dùng thuốc.

Thực tế không có cách chữa tiểu đường tuýp 1, 2 triệt để mà chúng ta chỉ có thể áp dụng tổng hợp cá biện pháp trên. Tuy nhiên, có một số sai lầm mà chúng ta nên biết để tránh:

– Tuyệt đối không ăn đồ ngọt: chúng ta vẫn có thể ăn nhưng nên ăn ít và nên ưu tiên các thực phẩm có lợi cho sức khỏe.

– Sợ thuốc tây có hại nên không dùng nhưng thực tế không dùng thuốc càng nguy hiểm.

– Sau một thời gian dùng thuốc và thực hiện các chế độ thấy bệnh đã ổn định nên có tâm lý chủ quan, buông thả. Nên nhớ tiểu đường khó trị dứt điểm vì thế bạn cần kiên trì với những cách điêu trị trên.

– Không khám sức khỏe đều đặn theo chỉ định vì chủ quan

Một trong những sản phẩm hỗ trợ tốt điều trị bệnh tiểu đường và được nhiều người bệnh tin dùng, giới thiệu đó là sản phẩm của Diazbete. Sản phẩm có bằng sáng chế, được kiểm định và chứng nhận chất lượng giúp người bệnh an tâm sử dụng. Rất nhiều người nhờ sự có mặt của Diazbete mà đường huyết ổn định, sống vui khỏe mỗi ngày mà không cần lệ thuộc vào thuốc tây.

Trên đây là những kiến thức liên quan đến tiểu đường và cách điều trị. Nếu cần tư vấn thêm thông tin khách hàng vui lòng liên hệ để được nhân viên hướng dẫn chi tiết

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shopping Cart
0906 907 927